Công ty Cổ phần Tôn Đông Á thành lập từ tháng 11 năm 1998 đến nay đã gần 20 năm. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép trong những năm gần đây, TDA tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng và thắt chặt mối quan hệ với các công ty thương mại.
Văn phòng đại diện của TDA được đặt tại TPHCM, gần sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Tại đây, ông Nguyễn Thanh Trung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty đã có buổi gặp gỡ với phóng viên. Ông cho biết, ý nghĩa của tên công ty là “Tôn”chỉ các tấm thép, “Đông” chỉ hướng đông, “Á” chỉ Châu Á. Khái quát lại Tôn Đông Á là một thương hiệu sản xuất tôn ở phía Đông Châu Á.
Trụ sở chính – nhà máy 1 của Tôn Đông Á đặt tại tỉnh Bình Dương, cách TPHCM về phía bắc khoảng 40 phút di chuyển. Tại đây, sản phẩm đầu tiên của công ty được ra đời, đó chính là những tấm tôn dùng để lợp nhà: tôn lạnh(GL), tôn mạ kẽm (GI) và tôn mạ màu.
Để theo kịp xu hướng phát triển, cách đây 5 năm, nhà máy số 2 được xây dựng ở KCN Đồng An 2, tại TP Thủ Dầu Một, cách trụ sở chính khoảng 30km.Dây chuyền tẩy rỉ - PO và dây chuyền cán nguội được đưa vào hoạt động, đã đưa công ty vươn lên một tầm cao mới, sản xuất sản phẩm từ khâu nguyên liệu cán nóng, giúp đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Năm 2015, giai đoạn 1 nhà máy thứ 2 được hoàn công và Ban lãnh đạo Công ty tiếp tục thực hiện mở rộng đầu tư giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 đã hoàn thành lắp đặt thêm dây chuyền cán nguội thứ 2 vào tháng 8 năm ngoái, lắp đặt thêm dây chuyền mạ kẽm (CGL) thứ 3 vào tháng 4 năm nay, hoàn thành dây chuyền sản xuất tôn màu công suất 120 nghìn tấn/ năm và đi vào hoạt động trong quý II/2018. Từ đó, tổng công suất của TDA được nâng lên gấp đôi, theo dự kiến sẽ đạt 1 triệu tấn/ năm.
Khi đến thăm nhà máy số 2, trong sân có nhiều cuộn cán nóng được xếp ngay ngắn vẫn còn nhiều xe chờ đến lượt giao hàng. Nguồn nguyên liệu này được TDA thu mua của Formosa – Hà Tĩnh (FHS). Ngoài ra nguyên liệu đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm khoảng 80% tổng kho hàng.
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TỪ NHẬT, ÂU, MỸ
Định hướng chiến lược của TDA là sử dụng các dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Dây chuyền tẩy rỉ - PO có công suất 600 nghìn tấn/năm của nhà máy số 2 được cung cấp bởi Tenova, dây chuyền cán nguội thứ nhất công suất 200 nghìn tấn/ năm và dây chuyền cán nguội thứ 2 công suất 400 nghìn tấn/năm được cung cấp từ Daniel, dây chuyền CGL thứ 1 công suất 200 nghìn tấn/năm (dòng sản xuất GI/ GL) có xuất xứ từ Sumikin Engineer Ring – Nhật Bản, dây chuyền CGL thứ 2 công suất 200 nghìn tấn/năm (dòng chuyên sản xuất GL), dây chuyền CGL thứ 3 với công suất 250 nghìn tấn/ năm (dòng sản xuất GI/ GL), và dây chuyền CCL thứ 3 có công suất 120 nghìn tấn được cung cấp từ Daniel Fata Hunter.
Với sự tăng trưởng đáng trông thấy của thị trường tiêu thụ sắt thép, việc nâng cấp năng suất nhà máy, đầu tư các dây chuyền được tất cả các công ty cạnh tranh trong ngành đẩy mạnh. Tuy nhiên, để tạo ra sự khác biệt, ông Trung nói:“Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và tiếp tục cho ra đời các sản phẩm chất lượng, nâng cao dịch vụ, uy tín, giá cả cạnh tranh để làm vũ khí chiếm lấy thị trường nội địa, thay thế nguồn tôn mạ chất lượng cao nhập khẩu”.
Ngoài ra, Tôn Đông Á – công ty có 20% vốn đầu tư của các công ty thương mại Nhật Bản cũng cho rằng “dây chuyền thiết bị hiện đại sẽ cho ra đời những sản phẩm đáp ứng được thị trường chất lượng cao cho ngành thiết bị gia dụng”.
Vào mùa hè năm nay, Công ty thành viên của TDA tại Long An sẽ xây dựng nhà máy thứ ba, nhà máy sản xuất ống thép, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm ngày càng được mở rộng.